Thông tin dược

PHỤ LỤC

ĐIỂM TIN CẢNH GIÁC DƯỢC 2

Thuốc cản quang chứa gadolinium: 2

Thuốc chứa codein để điều trị ho và giảm đau, thuốc giảm đau chứa tramadol: 2

Thuốc chứa hyoscin butylbromid dạng tiêm: 2

Thuốc chứa risperidon: 3

Thuốc sát trùng ngoài da chứa hoạt chất clorhexidin gluconat: 3

Desloratadin:  3

Levetiracetam 3

Rifampicin 3

ĐIỀU TRỊ 4

Cập nhật an toàn của việc sử dụng PPI dài hạn 4

Phản ứng quá mẫn liên quan đến oxaliplatin 4

Tương tự các hóa trị liệu khác trong điều trị ung thư, oxaliplatin có khả năng gây các phản ứng quá mẫn với nhiều mức độ khác nhau. 4

CA LÂM SÀNG 11

ADR ho do thuốc ức chế men chuyển 11

Trầm cảm nghi ngờ do dùng thuốc chẹn beta giao cảm 11

QUẢN LÝ THUỐC 13

Đình chỉ lưu hành và thu hồi thuốc 14

ĐIỂM TIN CẢNH GIÁC DƯỢC

http://magazine.canhgiacduoc.org.vn

Thông tin liên quan đến tính an toàn của thuốc cản quang có chứa gadolinium; thuốc chứa codein, tramadol; thuốc chứa hyoscin butylbromid dạng tiêm; thuốc chứa risperidon; thuốc sát trùng chứa clorhexidin gluconat

Ngày 15/8/2017, Cục Quản lý Dược đã có công văn số 12312/QLD-TT cung cấp các thông tin liên quan đến tính an toàn của các thuốc trên với một số nội dung chính:

1. Thuốc cản quang chứa gadolinium:

  • Các chế phẩm mạch thẳng acid gadoxetic và acid gadobenic dùng qua đường tĩnh mạch có thể tiếp tục sử dụng trong chụp gan vì các chất này được hấp thụ ở gan và đáp ứng nhu cầu chẩn đoán quan trọng. Acid gadopentetic tiêm trực tiếp vào khớp có thể tiếp tục được sử dụng trong chụp khớp vì liều của gadolinium sử dụng tiêm vào khớp rất thấp.
  • Tất cả các chế phẩm mạch thẳng khác dùng qua đường tĩnh mạch (gadodiamid, acid gadopentetic và gadoversetamid) cần được tạm ngừng ở EU.
  • Các chế phẩm gadolinium mạch vòng (gadobutrol, acid gadoteric và gadoteridol) có thể được tiếp tục sử dụng với chỉ định hiện tại nhưng dùng với liều thấp nhất đủ để tăng cường hình ảnh và chỉ khi biện pháp chụp không cần tăng cường hình ảnh không phù hợp.

2. Thuốc chứa codein để điều trị ho và giảm đau, thuốc giảm đau chứa tramadol:

  • Codein không sử dụng để điều trị giảm đau và ho; tramadol không được sử dụng để điều trị giảm đau ở trẻ em dưới 12 tuổi.
  • Chống chỉ định sử dụng tramadol ở trẻ em dưới 18 tuổi để giảm đau sau thủ thuật cắt amiđan và/hoặc nạo V.A. (đối với codein, FDA Hoa Kỳ đã yêu cầu bổ sung chống chỉ định này từ tháng 02/2013).
  • Cảnh báo không khuyến cáo sử dụng codein và tramadol cho thanh thiếu niên từ 12 đến 18 tuổi béo phì hoặc có các tình trạng bệnh lý như ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn hoặc bệnh phổi nghiêm trọng, do đây là những yếu tố làm tăng nguy cơ của những vấn đề hô hấp nghiêm trọng.
  • Cảnh báo các bà mẹ không cho con bú khi đang điều trị với codein hoặc tramadol do nguy cơ các phản ứng bất lợi nghiêm trọng có thể gặp phải ở trẻ bú mẹ. Những phản ứng bất lợi này bao gồm: Uể oải, ngủ nhiều, khó cho ăn hoặc các vấn đề nghiêm trọng về hô hấp, thậm chí tử vong.

So với các khuyến cáo tại công văn số 12973/QLD-ĐK ngày 07/7/2016 của Cục Quản lý Dược Việt Nam về yêu cầu cập nhật thông tin dược lý của các thuốc chứa codein, FDA Hoa Kỳ có khuyến cáo bổ sung như sau:

  • Đối với chỉ định giảm đau: Theo công văn hướng dẫn là chỉ định cho bệnh nhân trên 12 tuổi và khuyến cáo không sử dụng cho đối tượng này, tuy nhiên FDA Hoa Kỳ đã chuyển từ khuyến cáo sang chống chỉ định cho trẻ dưới 12 tuổi.
  • Bổ sung khuyến cáo không sử dụng codein cho thanh thiếu niên từ 12 đến 18 tuổi béo phì hoặc có các tình trạng bệnh như ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn hoặc bệnh phổi nghiêm trọng, đây là những yếu tố làm tăng nguy cơ của những vấn đề hô hấp nghiêm trọng (cả chỉ định giảm đau và điều trị ho).

3. Thuốc chứa hyoscin butylbromid dạng tiêm:

  • Hyoscin butylbromid dạng tiêm có thể gây ra các tác dụng bất lợi nghiêm trọng, bao gồm nhịp tim nhanh, hạ huyết áp và phản ứng phản vệ.
  • Các tác dụng bất lợi nghiêm trọng này có thể dẫn đến tử vong ở bệnh nhân có bệnh tim như suy tim, bệnh tim mạch vành, loạn nhịp tim hoặc tăng huyết áp.
  • Hyoscin butylbromid dạng tiêm nên được sử dụng thận trọng ở bệnh nhân bị bệnh tim.
  • Cần giám sát chặt chẽ các bệnh nhân này và đảm bảo sẵn sàng phương tiện cũng như nhân lực cấp cứu khi cần thiết.
  • Hyoscin butylbromid dạng tiêm vẫn tiếp tục bị chống chỉ định cho bệnh nhân bị nhịp tim nhanh.

4. Thuốc chứa risperidon:

  • Ngày 20/12/2016, Cơ quan Khoa học Y tế Singapore (HSA) đã thông báo giới hạn chỉ định của risperidon trong điều trị sa sút trí tuệ. Dữ liệu an toàn thuốc sau khi thuốc lưu hành trên thị trường cho thấy bệnh nhân sa sút trí tuệ do bệnh mạch máu hoặc sa sút trí tuệ hỗn hợp sử dụng risperidon gặp phải biến cố mạch máu não với tỷ lệ cao hơn so với bệnh nhân sa sút trí tuệ do Alzheimer.
  • Để giảm thiểu nguy cơ này, HSA khuyến cáo risperidon chỉ được chỉ định để điều trị ngắn hạn trên bệnh nhân sa sút trí tuệ do Alzheimer mức độ trung bình đến nặng không đáp ứng với các biện pháp không dùng thuốc không quá 6 tuần (theo khuyến cáo Heaalth Canada và TGA); không còn được khuyến cáo sử dụng cho các týp khác của sa sút trí tuệ nữa (sa sút trí tuệ thể hỗn hợp/ sa sút trí tuệ do mạch máu).

5. Thuốc sát trùng ngoài da chứa hoạt chất clorhexidin gluconat:

FDA Hoa Kỳ đã cảnh báo:

  • Các phản ứng dị ứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng (thở khò khè hay khó thở, sưng mặt, mề đay và có thể nhanh chóng tiến triển thành các triệu chứng nghiêm trọng hơn như phát ban nghiêm trọng hay sốc) đã được báo .
  • Mặc dù hiếm gặp nhưng số lượng báo cáo của các phản ứng dị ứng nghiêm trọng liên quan đến các sản phẩm này đã liên tục tăng trong các năm gần đây.
  • FDA Hoa Kỳ đã yêu cầu các nhà sản xuất cập nhật trên nhãn các thuốc chứa clorhexidin gluconat (cả dạng sát trùng ngoài da, súc miệng hay dạng lát mỏng dùng đường miệng để điều trị các bệnh về nướu) cảnh báo về nguy cơ nêu trên.

Health Canada: Điểm tin đáng chú ý từ bản tin Health Product InfoWatch tháng 9/2017

 Desloratadin: Tổng quan độ an toàn đánh giá nguy cơ kéo dài khoảng QT liên quan đến desloratadin. Tổng quan Health Canada dựa trên dữ liệu sẵn có chưa thiết lập mối quan hệ giữa thuốc và biến cố bất lợi. Health Canada sẽ tiếp tục giám sát vấn đề này.

Levetiracetam

Nguy cơ giảm toàn thể huyết cầu được bổ sung vào mục Cảnh báo và thận trọng trong chuyên luận của thuốc Levetiracetam. Nguy cơ globin cơ niệu kịch phát/creatine phosphokinase huyết tăng được cập nhật trong mục phản ứng có hại của thuốc sau lưu hành.

 

Lưu ý chính cho cán bộ y tế:

– Các trường hợp giảm số lượng các tế bào máu (giảm bạch cầu trung tính, mất bạch cầu hạt, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, giảm toàn bộ huyết cầu) đã được mô tả liên quan đến việc sử dụng levetiracetam

– Số lượng tế bào máu được khuyến cáo ở các bệnh nhân tiền sử suy nhược nghiêm trọng, sốt cao, nhiễm khuẩn tái phát hoặc rối loạn đông máu

– Các trường hợp globin cơ niệu kịch phát và creatine phosphokinase tăng được báo cáo ở các quần thể  bệnh nhân rất đa dạng. Tuy nhiên, bệnh nhân có nguồn gốc người Nhật có nguy cơ cao hơn

 

Rifampicin

Nguy cơ biến màu răng được cập nhật vào mục Các phản ứng có hại, thận trọng (Các phản ứng có hại sau lưu hành) và mục Các triệu chứng và xử trí quá liều của chuyên luận Rifadin (rifampicin)

 

Lưu ý chính cho cán bộ y tế

– Rifampicin và các chất chuyển hóa của thuốc có thể làm thay đổi màu (vàng, cam, đỏ, nâu) của răng, nước tiểu, phân, nước bọt, đờm, mồ hôi và nước mắt

– Sự biến màu răng có thể vĩnh viễn

– Trong trường hợp quá liều, cường độ thay đổi màu sắc có thể tương ứng với số lượng thuốc đã dùng.

Nguồn:  https://www.canada.ca/content/dam/hc-sc/documents/services/drugs-health-products/medeffect-canada/health-product-infowatch/health-product-infowatch-september-2017/hpiw-ivps_2017-09-eng.pdf

Điểm tin: Nguyễn Thị Tuyến

ĐIỀU TRỊ

Cập nhật an toàn của việc sử dụng PPI dài hạn

http://thongtinthuoc.com

Nguyễn Thanh Tùng, DS.Phan Quang Khải

Thuốc ức chế bơm proton (PPI) được sử dụng để điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) và dự phòng các tác động có hại ở đường tiêu hóa trên gây ra bởi NSAID và aspirin. Tất cả các PPI đều có tác động giống nhau và nhìn chung có sự dung nạp tốt nhưng việc sử dụng PPI dài hạn lại liên quan tới một số quan ngại về vấn đề an toàn. Những khuyến cáo để giải quyết những mối lo ngại này vừa được xuất bản. Bài tổng hợp đến thời điểm tháng 9/2017.

1.Gãy xương: nhãn của tất cả các thuốc PPI đều chứa cảnh báo về việc tăng nguy cơ gãy xương khi sử dụng trong dài hạn do giảm acid dạ dày có thể cản trở sự hấp thu calci.

2.Giảm Magnesi máu và kéo dài khoảng QT: xảy ra thường kèm theo giảm kali máu và giảm calci máu có thể do sự cản trở sự hấp thu magnesi.

3.Bệnh thận

4.Thiếu vitamin B12 : sự giảm hấp thu và dẫn đến thiếu hụt B12 có thể xảy ra khi sử dụng PPI hoặc H2AR dài hạn đặc biệt khi sử dụng liều cao và sử dụng ở người lớn tuổi. Do sự giải phóng vitamin B12 từ protein trong thức ăn phụ thuộc vào acid dạ dày.

5.Thiếu sắt

6.Viêm phổi cộng đồng (CAP): sử dụng PPI có liên quan tới sự tăng nhẹ nguy cơ nhiễm CAP nhưng những kết quả nghiên cứu vẫn còn mâu thuẫn. Giảm acid dạ dày có thể thúc đẩy sự xâm nhiễm của vi khuẩn ở đường tiêu hóa trên.

7.Nhiễm Clostridium difficile (CDI): Giảm acid dạ dày có thể thúc đẩy sự xâm nhiễm của vi khuẩn, đồng thời có thể làm tăng khả năng C.diff chuyển từ bào tử sang thể hoạt động và sống sót được trong lòng ống tiêu hóa.

8.Sa sút trí tuệ: Thuốc PPI có thể làm giảm nồng độ vitamin B12 (vitamin có liên quan tới suy giảm nhận thức). Những nghiên cứu trên động vật nhận thấy sử dụng PPI có thể làm tăng sản xuất beta-amyloid ở não.

9.Kết luận: Việc sử dụng PPI dài hạn có liên quan với sự gia tăng những quan ngại về vấn đề an toàn. Một vài trong số những lo ngại này đã được ủng hộ bởi mối quan hệ nhân quả hoặc những dữ liệu chắc chắn. Đối với bệnh nhân có chỉ định rõ ràng cho điều trị dài hạn với một PPI, lợi ích rất có thể sẽ lớn hơn nguy cơ.

Phản ứng quá mẫn liên quan đến oxaliplatin

DS. Nguyễn Hoàng Anh

http://magazine.canhgiacduoc.org.vn

Nội dung bài

Tương tự các hóa trị liệu khác trong điều trị ung thư, oxaliplatin có khả năng gây các phản ứng quá mẫn với nhiều mức độ khác nhau.

Phản ứng quá mẫn có biểu hiện đa dạng trên nhiều hệ cơ quan, bao gồm các triệu chứng nhẹ như nóng bừng, ngứa, rét run, cho đến các phản ứng nặng, đe dọa tính mạng như tụt huyết áp, co thắt phế quản, thậm chí sốc phản vệ. Các biểu hiện thường gặp nhất của phản ứng quá mẫn được tổng hợp tại bảng 1 [5].

Bảng 1: Một số biểu hiện phản ứng quá mẫn trên các hệ cơ quan
Hệ cơ quan Biểu hiện
Da Đỏ bừng, ngứa, rát da, toát mồ hôi, đỏ da toàn thân, nổi mề đay, sẩn đỏ, phù nề, phù mặt.
Thần kinh trung ương Bồn chồn, run, rối loạn thị giác, chóng mặt, chảy nước mắt
Tim mạch Tụt huyết áp hoặc tăng huyết áp, nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, đau thượng vị
Hô hấp Giảm bão hòa oxy, co thắt phế quản, co thắt thanh quản, hắt hơi, thở khò khè, khó thở, suy hô hấp
Tiêu hóa Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau quặn bụng
Chuyển hóa Sốt, ớn lạnh
Toàn thân Phù mạch, phản vệ

Cơ sở dữ liệu báo cáo ADR được gửi đến từ các cơ sở khám, chữa bệnh tại Trung tâm DI & ADR Quốc gia giai đoạn 2010-2016 đã ghi nhận 94 báo cáo phản ứng có hại liên quan đến các chế phẩm có chứa oxaliplatin với các biểu hiện chính được mô tả trong bảng 2.

Bảng 2: Một số biểu hiện phản ứng quá mẫn liên quan đến oxaliplatin trong cơ sở dữ liệu báo cáo ADR từ các cơ sở khám, chữa bệnh giai đoạn 2010-2016
STT Tên biểu hiện Số lượng

(báo cáo)

Tỷ lệ (%) (N=94)
1 Dị ứng ngoài da (mày đay, ban đỏ, ngứa) 46 49
2 Sốc phản vệ, phản ứng phản vệ 26 28
3 Rối loạn tiêu hóa (buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy) 17 18
4 Khó thở, SpO2 giảm 13 14

Khi xảy ra phản ứng quá mẫn, cần ngừng truyền thuốc ngay lập tức, đánh giá nhanh người bệnh và thực hiện kịp thời các can thiệp để duy trì ổn định tình trạng đường thở, tuần hoàn của bệnh nhân. Các biện pháp chung bao gồm thở oxy, bù dịch, nếu có hạ huyết áp nặng có thể cần truyền dung dịch keo để làm tăng thể tích tuần hoàn, sử dụng thuốc tùy thuộc tình trạng lâm sàng của bệnh nhân như adrenalin, diphenhydramin, ranitidin, có thể cần sử dụng thêm salbutamol (nếu có co thắt phế quản không đáp ứng với adrenalin), dopamin (nếu huyết áp không cải thiện bằng bù dịch và adrenalin), glucagon (bệnh nhân đang dùng thuốc chẹn beta); sử dụng corticosteroid thường không có hiệu quả nhanh nhưng có thể giúp phòng ngừa các phản ứng muộn hoặc tái phát [3].

Theo khuyến cáo chung, có thể sử dụng lại oxaliplatin trên bệnh nhân đã gặp phản ứng quá mẫn khi các biện pháp điều trị khác không hiệu quả cùng với biện pháp dự phòng.

Bệnh nhân bị phản ứng quá mẫn mức độ nhẹ đến trung bình có thể tiếp tục sử dụng oxaliplatin khi được dự phòng bằng corticosteroid, kháng histamin và kéo dài thời gian truyền lên 6 giờ thay vì 2 giờ như thông thường.

Đối với bệnh nhân gặp phản ứng quá mẫn nặng và không có lựa chọn điều trị ngoài oxaliplatin có thể sử dụng phương pháp giải mẫn cảm khi tái sử dụng oxaliplatin.

Bệnh nhân sau khi gặp phản ứng quá mẫn lần đầu nên được thử test da theo một quy trình chuẩn để đánh giá nguy cơ gặp phản ứng quá mẫn.

Tài liệu tham khảo

1. Hewitt, M. R., & Sun, W. (2006). “Oxaliplatin-associated hypersensitivity reactions: clinical presentation and management”, Clinical colorectal cancer, 6(2), 114-117.

2. J Martin-Lazaro, JL Fírvida, P Berges-Gimeno (2014), “Anaphylaxis After Oxaliplatin Allergy Skin Testing”, J Investig Allergol Clin Immunol, 24(4), 269-270.

3. Syrigou, E., Syrigos, K., & Saif, M. W. (2008), “Hypersensitivity reactions to oxaliplatin and other antineoplastic agents”, Current allergy and asthma reports, 8(1), 56-62.

4. Kim MY, et al (2012), “Hypersensitivity reactions to oxaliplatin: clinical features and risk factors in Koreans”, Asian Pacific Journal of Cancer Prevention, 13(4), 1209-1215.

5. K Bonosky et al (2005), “Hypersensitivity Reactions to Oxaliplatin: What Nurses Need to Know”, Clin J Oncol Nurs,9(3), 325-330.

6. Kidera, Yasuhiro, et al (2011). “High-dose dexamethasone plus antihistamine prevents colorectal cancer patients treated with modified FOLFOX6 from hypersensitivity reactions induced by oxaliplatin”, International journal of clinical oncology, 16(3), 244-249.

7. Thomas, R. R., Quinn, M. G., Schuler, B., & Grem, J. L. (2003), “Hypersensitivity and idiosyncratic reactions to oxaliplatin”, Cancer, 97(9), 2301-2307.

Phản ứng quá mẫn do thuốc:

Phát ban

Người dịch: Lê Thị Quỳnh Giang, Lương Anh Tùng

http://magazine.canhgiacduoc.org.vn

 

Nội dung bài

ĐÁNH GIÁ VÀ QUẢN LÝ

Cần loại trừ các loại ung thư da có thể gặp, cũng như nhiễm virus, bệnh lý hoặc dị ứng liên quan đến thức ăn. Phương pháp tiếp cận từng bước nên được áp dụng để xác định một ca phản ứng trên da do thuốc:

  • Khai thác tiền sử dùng thuốc đầy đủ của bệnh nhân.
  • Kiểm tra vùng da bị tổn thương, ghi lại các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh nhân.
  • Xác định các dấu hiệu toàn thân liên quan có thể gặp, như sốt, thở khò khè, khó thở hoặc mụn nước trên da.
  • Xác định thuốc gây phản ứng, loại phản ứng, đưa ra khuyến cáo điều trị và hướng dẫn bệnh nhân phòng tránh các phản ứng có hại trong tương lai.

CÁC LOẠI PHẢN ỨNG TRÊN DA DO THUỐC

Các phản ứng do thuốc có thể chia thành phản ứng liên quan đến miễn dịch và phản ứng không liên quan đến miễn dịch.

Các phản ứng liên quan đến miễn dịch bao gồm:

  • Phản ứng ngoại ban do thuốc (typ IVb, qua trung gian bạch cầu ái toan – lympho

T; typ IVc, qua trung gian gây độc tế bào – lympho T);

  • Phản vệ (typ I, IgE); phù mạch (typ I, IgE); mày đay (typ I, IgE);
  • Viêm da tiếp xúc dị ứng (typ IVa, qua trung gian tế đại thực bào – lympho T);
  • Hội chứng quá mẫn do thuốc (typ IVb, qua trung gian bạch cầu ái toan – lympho T);
  • Ban đỏ nhiễm sắc cố định; hồng ban đa dạng; và phản ứng giống bệnh huyết thanh.

Các phản ứng không liên quan đến miễn dịch bao gồm: thay đổi ở móng, tăng sắc tố, thay đổi màu da, giả dị ứng và một số phản ứng da khác. Có thể xem hình ảnh của một số phản ứng trên da do thuốc ở trang web miễn phí DermNet New Zealand hoặc hệ thống phần mềm hỗ trợ quyết định lâm sàng của VisualDX. 

CÁC PHẢN ỨNG THUỐC LIÊN QUAN ĐẾN MIỄN DỊCH

  • Phản ứng ngoại ban do thuốc (exanthematous drug eruptions): Các phản ứng ngoại ban do thuốc còn được biết đến là phát ban dạng sởi (morbilliform) hoặc dát sần (maculopapular), là những phản ứng thuốc thường gặp nhất. Đây là loại phản ứng quá mẫn muộn, xuất hiện từ 1 đến 2 tuần sau khi bắt đầu dùng thuốc nhưng có thể xuất hiện ngay trong tuần đầu tiên sau khi ngừng thuốc; bệnh thường khỏi sau khi ngừng thuốc từ 1 đến 2 tuần. Sau khi ngừng thuốc, đôi khi phản ứng trở nên xấu hơn trước khi hồi phục dần. Khi sử dụng lại thuốc, ban đỏ thường xuất hiện lại trong 1 đến 3 ngày. Phản ứng tiến triển với các triệu chứng toàn thân được gọi là hội chứng quá mẫn do thuốc hoặc phản ứng thuốc với tăng bạch cầu ái toan và các triệu chứng toàn thân (DRESS).
  • Mày đay (urticaria), phù mạch (angioedema), phản vệ (anaphylaxis): Các triệu chứng xuất hiện trong vòng vài phút đến vài giờ sau khi phơi nhiễm với tác nhân gây phản ứng. Mày đay là các nốt ban đỏ, ngứa trên da.
  • Viêm da tiếp xúc dị ứng (allergic contact dermatitis): Viêm da tiếp xúc dị ứng thường xảy ra trong vòng 48 đến 72 giờ sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng; mức độ của phản ứng phụ thuộc vào độ nhạy cảm của bệnh nhân cũng như tác nhân gây dị ứng cụ thể. Các tác nhân phổ biến bao gồm urushiol (cây thường xuân độc), niken, oxybenzon, neomycin và benzocain dùng tại chỗ;
  • Hội chứng quá mẫn do thuốc (drug hypersensitivity syndrome):  Các phát hiện khác nhau cho thấy một loạt các triệu chứng thường bắt đầu từ 1 đến 8 tuần sau lần đầu phơi nhiễm, có thể nặng hơn sau khi ngừng thuốc và có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
  • Ban đỏ nhiễm sắc cố định (fixed drug eruptions): Các ban này là những tổn thương dạng ban đỏ, hình tròn trên da, gây đau hoặc ngứa. Tổn thương xuất hiện trong vòng 30 phút đến 8 giờ sau khi phơi nhiễm với thuốc và sẽ xuất hiện lại tại cùng vị trí khi tái phơi nhiễm.
  • Hồng ban đa dạng (erythema multiforme):  Dấu hiệu của hồng ban đa dạng do thuốc có nhiều thay đổi nhưng có thể nhận biết được vì các tổn thương xuất hiện trong vòng 24 đến 72 giờ sau khi phơi nhiễm và rõ ràng trong 2 tuần. Trong hầu hết các trường hợp ở người trưởng thành, tác nhân là virus Herpes simplex; ở trẻ em, các tác nhân phổ biến nhất là kháng sinh penicilin, nhiễm trùng và virus.
  • Phản ứng giống bệnh huyết thanh (serum sickness-like reaction):  Phản ứng giống bệnh huyết thanh xảy ra trong vòng 5 đến 21 ngày dùng thuốc.

CÁC PHẢN ỨNG THUỐC KHÔNG LIÊN QUAN ĐẾN MIỄN DỊCH

  • Viêm da tiếp xúc kích thích (irritant contact dermatitis): Viêm da tiếp xúc kích thích có nguyên nhân từ ma sát; phơi nhiễm quá nhiều với các yếu tố như nước, nhiệt hoặc lạnh; hoặc phơi nhiễm với băng dính, hóa chất, dung môi, chất tẩy rửa. Ban sẽ hồi phục nếu tránh được các tác nhân.
  • Nhạy cảm với ánh sáng (photosensitivity): Phản ứng nhạy cảm với ánh sáng phổ biến nhất là ngộ độc ánh sáng (phototoxicity), với biểu hiện là vết cháy nắng mạnh ở vùng da phơi nhiễm với ánh sáng mặt trời. Những thuốc gây ngộ độc ánh sáng hấp thụ bức xạ tử ngoại A (UVA), biến đổi hóa học và gây phản ứng trên da. Sử dụng kem chống nắng phù hợp chống lại bức xạ UVA sẽ ngăn ngừa được cả phản ứng ngộ độc và dị ứng ánh sáng.
  • Thay đổi màu và sắc tố (pigmentation and color changes): Tăng sắc tố (hyperpigmentation) là kết quả của tăng nhanh số lượng tế bào hắc tố hoặc tăng sản xuất sắc tố. Những thuốc có thể gây tăng sắc tố bao gồm những thuốc gây ban đỏ nhiễm sắc cố định. Các thuốc cụ thể liên quan đến thay đổi màu hoặc sắc tố của móng tay hoặc da được liệt kê trong bảng 1. Nám da (melasma) là sự xuất hiện của những đốm màu nâu, đối xứng trên mặt – đặc biệt ở má, môi trên và trán – có liên quan đến nồng độ estrogen cao. Nám da có thể liên quan đến mang thai (chloasma). Nám da phổ biến hơn ở phụ nữ ở châu Á, Nam Mỹ và Trung Đông. Sau ngừng sử dụng estrogen, sự thay đổi màu da do nám có thể là vĩnh viễn.
  • Dị ứng giả (pseudoallergy): Dị ứng giả có biểu hiện tương tự phản ứng miễn dịch, nhưng không qua trung gian miễn dịch thực sự. Phản ứng được gây ra do giải phóng histamin với biểu hiện từ phát ban khu trú đến các phản ứng đe dọa tính mạng như phù mạch, hạ huyết áp và phản vệ. Phản ứng dị ứng giả có thể nặng như các phản ứng qua trung gian miễn dịch và việc điều trị cũng tương tự. Các thuốc liên quan đến phản ứng dị ứng giả được liệt kê trong bảng 1. Ví dụ kinh điển là hội chứng người đỏ (red man syndrome) do vancomycin. Việc truyền nhanh vancomycin có thể gây ra sự giải phóng trực tiếp histamin và các chất trung gian hóa học khác từ các tế bào mast trên da, gây ngứa, đỏ bừng và phát ban, ban đầu xuất hiện quanh vùng cổ và mặt, sau đó tiến triển tới ngực và các bộ phận khác của cơ thể. Các thuốc chống co giật như phenytoin, phenobarbital, carbamazepin và lamotrigin có thể liên quan đến phản ứng quá mẫn không do miễn dịch.
  • Cảm giác trên da (skin sensations)

KÊT LUẬN

Phản ứng trên da có thể xảy ra khi phơi nhiễm với một số thuốc. Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh nhân giúp cán bộ y tế xác định được loại phản ứng trên da do thuốc cụ thể. Ngoài ra, mối liên quan có thể được xác định thông qua tiền sử dùng thuốc và thời gian phơi nhiễm với thuốc. Sau khi được xác định, cần ngừng sử dụng tác nhân gây phản ứng, đưa ra các khuyến cáo điều trị và tư vấn cho bệnh nhân để phòng tránh các phản ứng có hại trong tương lai

Bảng 1: Các thuốc thường liên quan nhất đến phản ứng trên daa
Phản ứng ngoại ban do thuốc

Paracetamol

Alopurinol

Thuốc chống co giật

Thuốc chống trầm cảm

Thuốc chống loạn thần

Kháng sinh cephalosporin

Kháng sinh fluoroquinolon

Kháng sinh macrolid

Minocyclin

Kháng thể đơn dòng

NSAID

Kháng sinh penicilin

Nhóm sulfonamid

Mày đay, phù mạch,

phản vệ

Thuốc ức chế men chuyển angiotensin

Kháng sinh beta-lactamb

Chế phẩm máu (IV)

Thuốc cản quangb

NSAID (ASA, diclofenac,  ibuprofen, naproxen)b

Nhóm sulfonamid

 

Hội chứng quá mẫn do thuốc

Alopurinol

Thuốc chống co giật (carbamazepin, lamotrigin, oxacarbazepin,                phenobarbital, phenytoin)

Kháng sinh cephalosporin

Isoniazid

Metronidazol

Mynocyclin

Kháng sinh penicilin

Nhóm sulfonamid

Nhóm thienopyridin (clopidogrel, prasugrel, ticlopidin)

 

Ban đỏ nhiễm sắc cố định

Paracetamol

Ampicilin

Thuốc chống trầm cảm

Thuốc điều trị sốt rét

Thuốc chống loạn thần

Nhóm barbiturat

Chất tạo màu [xanh (blue) 1,2; đỏ (red) 40; vàng (yellow) 5, 6, 10]

Kháng sinh fluoroquinolon

NSAID (ASA, ibuprofen, naproxen)

Phenolphtalein bán không kê đơn

Kháng sinh penicilin

Nhóm sulfonamid

Kháng sinh tetracyclin

Hồng ban đa dạng

Kháng sinh (amoxicilin, azithromycin, cephalosporin, ciprofloxacin, clindamycin, penicilin, các sulfonamid)

Thuốc chống co giật (carbamazepin, phenytoin)

Thuốc kháng nấm (fluconazol, terbinafin)

Các kháng thể đơn dòng

NSAID (celecoxib, ibuprofen, naproxen)

 

Phản ứng giống bệnh

huyết thanh

Bupropion

Cefaclor

Kháng thể đơn dòng

NSAID

Kháng sinh penicilin

Nhóm sulfonamid

 

Viêm da tiếp xúc kích thích

Acid (sulfuric)

Base (ammonia, kali hydroxid, natri hydroxid)

Chất tẩy rửa: Xà phòng, chất tẩy (natri lauryl sulfat, các chất khác)

Bột mì

Chất chống oxy hóa (benzoyl peroxid, natri hypoclorid)

Găng tay cao su

Dung môi (cồn, benzen)

Nước tiểu

Nước

Dị ứng giả

Thuốc ức chế men chuyển      angiotensin

Amphotericin B

ASAb

Thuốc cản quangb

NSAIDb

Các opiat

Vancomycin

 

Tăng sắc tố da và

thay đổi màu da

Sắc tố móng do thuốc

Amiodaron

Hydroxyurea

Psoralen

Kháng sinh tetracyclin (minocyclin)

 

Nám da

Estrogen

 

Sắc tố da

Bismuth (tăng sắc tố)

Corticosteroid dùng tại chỗ (tăng hoặc giảm sắc tố, teo da, rạn, giãn mao mạch)

Hydroxyurea (tăng sắc tố)

Methotrexat (tăng sắc tố)

 

Sắc tố nâu: Hydroxycloroquin, latanoprost nhãn khoa,        minocyclin, thuốc chống trầm cảm 3 vòng

Sắc tố xanh-đen: Thuốc điều trị sốt rét (cloroquin,                 hydroxycloroquin, hydroquinon)

Sắc tố xanh-xám: Amiodaron, vàng, minocyclin, thuốc chống trầm cảm 3 vòng

Sắc tố xanh: Minocyclin

 

 

Cảm giác trên da

Long não: Tạo cảm giác mát.

Ớt: Ấm đến nóng rát, giảm dần nếu dùng liên tục.

Menthol: Ban đầu mát, sau đó ấm.

Methyl salicylat: Ấm.

Niacin đường uống: Đỏ bừng và ấm ở mặt, tai và cổ.

 

Ghi chú:

a Danh sách các thuốc đường uống được xác định gây ra phản ứng trên da (trong nhiều báo cáo hoặc tổng quan, dữ liệu từ giám sát hậu mại hoặc thông tin kê đơn); không bao gồm hóa trị liệu và thuốc điều trị HIV.

bPhản ứng hỗn hợp liên quan hoặc không liên quan đến miễn dịch.

ASA: acid acetylsalicylic; NSAID: thuốc chống viêm không steroid.

Bảng 2: Điều trị phản ứng trên da do thuốca
Phản ứng Điều trị
Phản ứng ngoại ban do thuốc Thuốc kháng histaminb
Mày đay, phù mạch, phản vệ Thuốc kháng histaminb

Glucocorticoid toàn thân: Prednison 0,5-1 mg/kg/ngày đường uống trong 3-5 ngày

Montelukast (phù mạch)

Adrenalin (trường hợp nặng)

Viêm da tiếp xúc dị ứng Corticosteroid tại chỗ: Hiệu lực thấp (vùng da mỏng)c, trung bìnhd, caoe
Hội chứng quá mẫn do thuốc Corticosteroid toàn thân: Prednison 1-2 mg/kg/ngày đường uống và giảm liều từ từ
Hồng ban cố định Thận trọng theo dõi

Corticosteroid tại chỗ: Hiệu lực thấpc, trung bìnhd

Kháng histaminb

Hồng ban đa dạng Kháng histaminb

Corticosteroid tại chỗ: Hiệu lực thấpc, trung bìnhd

Phản ứng giống bệnh huyết thanh Kháng histaminb

NSAID (nếu có đau khớp)

Corticosteroid toàn thân: Prenison 1 mg/kg/ngày đường uống

Viêm da tiếp xúc kích thích Làm sạch nhẹ nhàng

Kem làm ẩm

Corticosteroid tại chỗ: Hiệu lực thấpc, trung bìnhd

Nhạy cảm ánh sáng:

Ngộ độc ánh sáng

 

 

 

 

Dị ứng ánh sáng

Kem chống nắng (dự phòng)

Túi chườm mát

NSAID

Corticosteroid toàn thân (phản ứng nặng): Prednison 40-60 mg/ngày, đường uống trong 2-3 ngày

Corticosteroid tại chỗ: Hiệu lực thấpc, trung bìnhd

Thay đổi màu và sắc tố:

Tăng sắc tố

Nám da

 

Hydroquinon tại chỗ

Tretioin tại chỗ

Dị ứng giả Thuốc kháng histaminb

Ghi chú:

aTrong tất cả các trường hợp, ngừng thuốc nghi ngờ là trọng tâm của liệu pháp điều trị.

bDiphenylhydramin 25-50 mg đường uống mỗi 6 giờ, hydroxyzin 25-50 mg đường uống mỗi 6 giờ, cetirizin 10-20 mg đường uống 2 lần/ngày.

cDesonid 0,05% 2 lần/ngày, hydrocortison 2,5% 2-3 lần/ngày.

dTriamcinolon 0,1% 2 lần/ngày, mometason 0,1% 2 lần/ngày, fluocinolon 0,01% 2 lần/ngày.

eClobetasol 0,05% 2 lần/ngày, fluocinonid 0,05-0,1% 2 lần/ngày dùng hàng ngày

NSAID: Thuốc chống viêm không steroid.

CA LÂM SÀNG

https://www.nhipcauduoclamsang.com

ADR ho do thuốc ức chế men chuyển

Dịch: Bùi Xuân Ngọc An, SVD2, Đại học Duy Tân.
Hiệu đính: DS. Lê Bá Hải, ĐH Dược Hà Nội

Ông Đ., 62 tuổi, đến mua thuốc theo đơn như thường lệ gồm: Tahor 10 (atorvastatine), Coveram 5/10 (perindopril và amlodipine),và Fludex LP 1,5 (indapamide). Vào tháng 12 năm ngoái, ông Đ. thường bị ho khan và ngứa rát cổ ảnh hưởng tới giấc ngủ, nên người dược tá đã tư vấn cho ông dùng siro trị ho có chứa codein. Tuy nhiên, tính đến đầu tháng này, tình trạng ho khan của ông Đ. không hề được cải thiện, do đó ông đã đi khám một bác sĩ đa khoa và được kê đơn 2 thuốc mới: Toplexil (oxomemazine, thuốc trị ho) và Aerius (desloratadine, thuốc kháng histamin). Đến ngày hôm nay, bệnh nhân đã uống thuốc mới được một tuần nhưng tình trạng ho khan vẫn không hề thuyên giảm.

Quan điểm về tình trạng ho khan của ông Đ?

Nếu tình trạng ho khan kéo dài, dai dẳng kể cả khi đã dùng thuốc trị ho và chống dị ứng thì nguyên nhân của tình trạng này có thể bắt nguồn từ việc sử dụng các thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp.

Phân tích ca

Các thuốc ức chế men chuyển thường gây ra các tác dụng không mong muốn như: ngứa họng, ho không đờm đặc trưng, rát và kéo dài dai dẳng. Biểu hiện ho khan thường gặp ở 10-12% bệnh nhân. Nó có thể xuất hiện sau vài tuần đến vài tháng khi bắt đầu dùng thuốc và có thể tự hết khi ngừng thuốc. Nguyên nhân của tình trạng này là do sự tích lũy bradykinin ở đường hô hấp do tác dụng ức chế men chuyển. Do đó nó là tác dụng phụ thường gặp của cả nhóm thuốc ức chế men chuyển chứ không riêng một thuốc đặc biệt nào trong nhóm.

Xử trí

Trên cơ sở biểu hiện ho kéo dài và việc thuốc trị ho không có tác dụng ở bệnh nhân, dược sĩ giải thích cho ông Đ. rằng một hoạt chất, thành phần trong Coveram, có thể là nguyên nhân của tình trạng ho này. Một vài ngày sau, ông Đ. quay trở lại hiệu thuốc với một đơn thuốc mới: bác sĩ tim mạch đã thay Coveram (perindopril và amlodipine) bằng Exforge (valsartan và amlodipine ). Varsartan là thuốc thuộc nhóm kháng thụ thể angiotensin II, có cơ chế tác động gần với các thuốc ức chế men chuyển nhưng nguy cơ gây ho khan ít hơn. Tình trạng ho của bệnh nhân sẽ được cải thiện sau 3 tới 5 ngày.

Nguồn: Le Moniteurs des Pharmaciens – Formation. Cahier 2 du n°2913/2914 du 7 janvier 2012

Dịch : SVD5. Dương Khánh Linh, ĐH Dược Hà Nội

Hiệu đính. DS. Lê Bá Hải, BM Dược lâm sàng, ĐH Dược Hà Nội

Bệnh nhân C. nam 81 tuổi điều trị bệnh tăng huyết áp hơn 15 năm nay bằng Lopril 25mg (captopril – ức chế men chuyển), 2 viên/ngày. Tháng 10 năm ngoái, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị viêm khớp cần điều trị bằng corticosteroid cho đến khi hết đau. Bệnh nhân do vậy được chỉ định Medrol 16mg (methylprednisolone), 2 viên/ngày trong vòng 1 tháng, sau đó chuyển sang chế độ 1 viên/ngày. Kể từ tháng 1, bệnh nhân vẫn dùng Medrol 16mg liều 1 viên/ngày. Cơn đau của bệnh nhân đã được cải thiện đáng kể. Cùng với đó, liều thuốc điều trị tăng huyết áp của bệnh nhân đã được thay đổi: tăng liều của Lopril lên 75 mg/ngày, sau đó là 100 mg/ngày chia 2 lần. Tháng trước, chỉ số huyết áp của bệnh nhân vẫn ở mức cao và bác sĩ đã kê thêm thuốc Tenormine (atenolol, nhóm chẹn beta) để kiểm soát tình trạng này. Hôm nay, vợ bệnh nhân khi đến mua thuốc mới theo đơn cho chồng: Medrol 16 mg, 1 viên/ngày; Lopril 50, 3 viên/ngày và Tenormine 100, 1 viên/ngày. Bà có cho biết dạo này tinh thần của chồng bà không tốt. Ông thường hay lo lắng, bồn chồn và không hiểu lý do tại sao thuốc được kê không thể kiểm soát tình trạng tăng huyết áp. Thêm nữa, bệnh nhân còn rất mệt mỏi và cảm thấy khó khăn khi đi bộ mỗi sáng theo thói quen. Thời gian gần đây, bệnh nhân còn thấy chán ăn do không cảm thấy ngon miệng. May mắn là bên cạnh đó, tình trạng đau do viêm khớp của bệnh nhân đã được cải thiện tốt hơn rất nhiều.

Liệu có phải bệnh nhân C. bắt đầu có dấu hiệu trầm cảm?

Những biểu hiện được mô tả ở bệnh nhân (tinh thần kém, mệt mỏi và chán ăn) phải được đánh giá thận trọng vì đó có thể là dấu hiệu của hội chứng trầm cảm. Tuy nhiên, các dấu hiệu này xuất hiện sau khi thay đổi đơn điều trị nên cũng cần phải cân nhắc đến những phản ứng có hại của thuốc.

PHÂN TÍCH CA

Liều Medrol bệnh nhân đang dùng để điều trị là tương đối cao đối với phác đồ điều trị kéo dài trong nhiều tháng và thường dễ gây ra các phản ứng bất lợi, bao gồm tác dụng giữ nước là nguyên nhân gây tăng huyết áp của bệnh nhân. Chính do sự tăng chỉ số huyết áp này mà bác sĩ đã phải:

  • Thêm vào phác đồ điều trị bệnh tăng huyết áp ở bệnh nhân một thuốc chẹn beta-giao cảm atenolol, gây chậm nhịp và giảm cung lượng tim, có thể là nguyên nhân khiến bệnh nhân mệt mỏi trong một, hai tháng đầu tiên dung thuốc.
  • Tăng liều của Lopril, có thể dẫn đến thay đổi vị giác, làm bệnh nhân thấy chán ăn. Đây là tác dụng phụ đặc trưng của captopril liều cao.

XỬ TRÍ

Bệnh nhân C. cần được giải thích về sự cần thiết phải tăng liều, thay đổi phác đồ điều trị tăng huyết áp của mình. Đối với đối tượng bệnh nhân trên 80 tuổi, việc điều trị tăng huyết áp đem lại nhiều lợi ích, đặc biệt trong việc ngăn ngừa tai biến mạch máu não. Đích kiểm soát huyết áp trong trường hợp này là huyết áp tâm thu dưới 150 mmHg và không có hạ huyết áp tư thế đứng.

Khi đã hết triệu chứng của bệnh viêm khớp, liệu pháp corticosteroid sẽ được ngừng dùng, huyết áp động mạch của bệnh nhân nên được kiểm soát, tái thiết lập lại ở những giá trị trước đó.

Sự mệt mỏi bệnh nhân đang gặp sẽ biến mất sau khi tiếp tục điều trị bằng thuốc chẹn beta một thời gian. Đối với chứng rối loạn vị giác, bệnh nhân cần nói chuyện với các bác sĩ để giảm liều của Lopril hoặc đổi sang một ACEI khác. Việc thay thế Lopril bằng Triatec (ramipril) giúp làm giảm các rối loạn vị giác trong một vài ngày và bệnh nhân sẽ có lại cảm giác ngon miệng sau đó.

LƯU Ý

Bắt đầu điều trị bằng thuốc chẹn beta có thể gây ra mệt mỏi trong một hoặc hai tháng đầu. Sự mệt mỏi này sẽ biến mất khi tiếp tục liệu pháp điều trị ở những tháng sau đó.

Bảng 1. Một số tác dụng có hại của nhóm chẹn beta giao cảm
  • Trầm cảm
  • Mệt mỏi, khả năng vận động giảm
  • Bất thường về giấc ngủ, ác mộng
  • Táo bón
  • Tay chân lạnh
  • Làm trầm trọng bệnh hen hay COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính)
  • Gây tăng đường huyết, làm che giấu dấu hiệu cơn hạ đường huyết ở bệnh nhân ĐTĐ
  • Rối loạn cường dương (sinh dục)
  • Ngừng thuốc đột ngột gây phản ứng dội ngược với tăng huyết áp và đau thắt ngực

QUẢN LÝ THUỐC

ĐÌNH CHỈ LƯU HÀNH VÀ THU HỒI THUỐC

KHÔNG ĐẠT TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG

Theo văn bản số 2526/SYT-NVD ngày 03/10/2017 Sở Y tế An Giang thộng báo tất cả các cơ sở kinh doanh, phân phối, sử dụng thuốc trên địa bàn tỉnh đình chỉ lưu hành và khẩn trương thu hồi toàn bộ các lô thuốc không đạt tiểu chuẩn chất lượng sau:

STT Tên thuốc Tên đơn vị SX Số ĐK, số lô, hạn dùng Lý do đình chỉ lưu hành
1 Lanspro-30 (Lansoprazole capsule 30mg) Do Công ty XL Laboratories Pvt., Ltd.(India) sản xuất.

Công ty cổ phần thương mại dược phẩm Hà Lan nhập khẩu

Số lô: H244

NSX: 24/11/2016

HSD: 23/5/2019

SĐK: VN-15158-12

Lô thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu độ hòa tan, định lượng.
 

Ảnh: Internet

2 Mepraz (Omeprazole 20mg) Do Công ty Alkem Laboratories Ltd. India (India) sản xuất. Công ty TNHH MTV Dược Sài Gòn (SAPHARCO) nhập khẩu. Số lô: 5121762

NSX: 24/8/2015

HSD: 23/02/2018

SĐK: VN-12243-11

Lô thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu độ hòa tan.
3 Darius 4 (Acenocoumarol 4mg) Do Công ty cổ phần S.P.M sản xuất Số lô: 1512001

HSD: 03/12/2018

SĐK: VD-18821-13

Lô thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu độ hòa tan.
4 Hoạt huyết dưỡng não Do Công ty cổ phần thương mại dược vật tư y tế Khải Hà sản xuất. Số lô: 01.03.17

NSX: 02/03/2017

HSD: 01/03/2020

SĐK: VD-24472-16

Lô thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu tỷ lệ các thành phần của Cao bạch quảđịnh lượng Ginkgo flavonoid toàn phần.
TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

1900585888 (bấm phím 1)